29/03/2023

BẰNG TUỔI VÀ GỌI NHAU LÀ "ANH-EM"



Mình - Bạn = Anh - Em 

Anh - Em là cách xưng hô với một người lớn tuổi hơn mình và mình luôn có một sự tôn trọng nhất định với họ. Nhưng đâu đó vẫn tồn tại cái gọi là Ngoại Lệ khi xưng hô với một ai đó bằng tuổi là Anh - Em. Mình vẫn hay nói một câu "Không có gì là không thể, quan trọng bạn có cho phép hay không"

Và việc xưng hô cũng là một sự ngoại lệ và một sự cho phép. Với bản thân mình, có 02 trường hợp ngoại lệ. Một là người ấy là bạn trai, người yêu thì việc xưng hô như vậy là điều hiển nhiên của bất kỳ một cặp đôi (couple). Và trường hợp thứ hai cũng là điều mình nhận được nhiều câu hỏi nhất: "hai người/anh chị/ đứa cùng tuổi nhau, tại sao lại xưng hô anh em như vậy". Nếu mình dùng hai từ diễn tả lý do bạn có tin không, đó là "ngưỡng mộ" và "thói quen". Vậy thì tại sao lại là ngưỡng mộ và tại sao lại là thói quen?

Ngưỡng mộ là trạng thái thể hiện sự là cảm nhận của bạn khi quan sát một người có năng lực, giỏi về mọi mặt, tài năng mà vượt qua cái gu (tiêu chuẩn) của bạn. Và để ví dụ cho điều này là một trường hợp mà chắc hẳn những người thân thiết với mình sẽ biết. Một người "anh" giỏi trong công việc, giỏi về marathon nói riêng và thể thao nói chung, mình hay gọi vui là "cuốn bách khoa toàn thư biết nói" và người ấy cũng là Crush của mình. Khó tin phải không, Crush vì "anh" ấy quá giỏi, đó cũng là người là làm cho mình "bung lụa" phát triển nhiều "tài lẻ". Gọi là Anh - thể hiện sự tôn trọng với sự uyên bác mà đối phương thể hiện.

Điều thứ hai có lẽ mình hay gặp nhất là thói quen kèm theo là sự ngoại lệ và cho phép. Vì sao bạn biết không? Nếu như ở trạng thái tình huống bình thường thì sẽ ngay lập tức đổi cách xưng hô qua Bạn/ Cậu -tớ hay mày - tao hoặc xưng tên. Nhưng nếu đã là ngoại lệ thì đối phương ắt hẳn có gì điều gì đấy đặc biệt, cùng vibes, nói chuyện hợp và vì việc xưng hô một thời gian dài như vậy khó mà thay đổi. Tuy nhiên, việc ngoại lệ chỉ là một chiều từ bản thân mình, quan trọng đối phương - bạn của bạn có đồng ý cho việc này hay không. Vì một số trường hợp mà mình biết thì cả hai sẽ gọi nhau bằng tên để cảm thấy thoải mái nhất và mình cũng đã thay đổi ngay khi biết được người đang trực tiếp nói chuyện/ người quen cùng tuổi. Trường hợp ví dụ ở trên cũng là một sự ngoại lệ vì biết nhau khá lâu mới biết cả hai cùng tuổi và cả hai cũng không muốn thay đổi cách xưng hô.

Vậy thì Miya có bao nhiêu cái gọi là ngoại lệ ấy? Bật mí là con số bé tí tiểu học, mình đã nói rằng cách xưng hô bằng tuổi cần sự đồng ý của cả hai vì đâu đó sẽ gây ra hiểu lầm cho người khác (có thể là người yêu, bạn bè).

Thôi thì dài dòng mãi cũng nên chốt lại, cách xưng hô Anh - Em của hai con người cùng tuổi đều xuất phát từ sự đồng ý của cả hai và quan trọng nhất là bản thân bạn khi biết được thì có muốn thay đổi không thôi ^__^.

Best,




No comments:

Post a Comment

My little world ❤️

Chữ ỔN - liệu rằng có THỰC SỰ ỔN?

  Đã bao giờ bạn nói: Tôi ổn? nhưng liệu có bao nhiêu % trong đó bạn thực ỔN. Bạn có dám chắc chắn là mình hoàn toàn ỔN nhưng sâu bên trong ...